Có bầu nhổ răng được không? Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Mang thai là một giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời của mỗi phụ nữ và việc chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thời gian này cũng rất quan trọng. Một câu hỏi thường gặp là có bầu nhổ răng được không? Cùng nha khoa Mạnh Chiến tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau nhé!

Có bầu nhổ răng được không?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng liệu khi có bầu nhổ răng được không? Theo các chuyên gia, việc nhổ răng khi mang thai không được khuyến khích, đặc biệt là trong ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ. Bởi ba tháng đầu thai kỳ là thời gian bé đang phát triển các cơ quan quan trọng như não, tim và hệ thần kinh, trong khi việc nhổ răng cần phải dùng đến thuốc gây tê, chụp X-quang,… điều này có thể gây tác động không tốt đến thai nhi. Còn trong ba tháng cuối, việc nằm ngửa trong một thời gian dài để nhổ răng có thể gây cản trở lưu thông máu và chèn ép lên thai nhi.

Tuy nhiên, bà bầu vẫn có thể nhổ răng sâu trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu như việc loại bỏ chiếc răng bị sâu bệnh là thực sự cần thiết, nhưng cần được sự cho phép và thực hiện bởi các bác sĩ. Lúc này, việc loại bỏ răng bị sâu hoặc bệnh sẽ có ích cho cả người mẹ lẫn em bé so với việc để lại trong miệng.

Thời điểm tốt nhất để bà bầu nhổ răng

Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khi mang thai là trong tam cá nguyệt thứ hai (ba tháng giữa của thai kỳ). Bởi lúc này thai nhi đã có sự phát triển ổn định, các ảnh hưởng của việc nhổ răng trong giai đoạn sẽ được hạn chế đến mức thấp nhất.

Bạn cũng cần lưu ý không nên tự ý quyết định tình trạng răng miệng của bản thân mà cần được thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ có đủ chuyên môn để đánh giá tình trạng của chiếc răng bệnh, từ đó quyết định có cho bà bầu nhổ răng hay không, đảm bảo an toàn cho người mẹ lẫn thai nhi.

 

Nhổ răng khôn khi mang thai

Tương tự như nhổ răng sâu, nhổ răng khôn trong thời kỳ mang thai không được khuyến khích vì có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng huyết rất cao. Quá trình nhổ răng khôn thường phải thực hiện các biện pháp như chụp X-quang, tiểu phẫu, sử dụng thuốc gây tê và kháng sinh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Các vấn đề răng miệng thường gặp trong thời gian mang thai

Viêm lợi thai kỳ

Viêm lợi thai kỳ là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai, do sự gia tăng hormone progesterone khiến nướu trở nên nhạy cảm hơn với vi khuẩn, dẫn đến viêm nhiễm, sưng đỏ và chảy máu. Tình trạng này thường xuất hiện từ tháng thứ hai và có thể kéo dài đến tháng thứ tám của thai kỳ.

Sâu răng

Sự thay đổi hormone và thói quen ăn uống trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Bởi cảm giác buồn nôn và tình trạng nôn mửa thường xuyên khi mang thai sẽ làm tăng lượng acid trong miệng, gây bào mòn men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.ư

Mòn men răng

Ốm nghén và nôn mửa thường xuyên có thể dẫn đến mòn men răng ở bà bầu, đặc biệt là ở mặt trong của răng cửa. Để ngăn ngừa mòn răng, mẹ bầu nên súc miệng bằng nước hoặc dung dịch baking soda sau khi nôn, thay vì chải răng ngay lập tức.

Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm nướu và các mô xung quanh răng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nha chu có thể dẫn đến mất răng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ bầu.

Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Chăm sóc răng miệng đúng cách trong thời gian mang thai không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất:

Chải răng đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải mềm, sử dụng kem đánh răng chứa fluoride, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa giữa các kẽ răng, giúp ngăn ngừa sâu răng và viêm nướu.

Hạn chế đồ ngọt và thực phẩm có axit cao: Để bảo vệ men răng khỏi sự tấn công của acid và vi khuẩn bà bầu nên tránh ăn nhiều đồ ngọt, giàu acid.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng bằng cách ăn các loại trái cây, rau xanh.

Uống nhiều nước: Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa khô miệng, từ đó hạn chế được sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn.

Xử lý buồn nôn: Súc miệng bằng nước hoặc dung dịch baking soda sau khi nôn để trung hòa axit trong miệng, tránh chải răng ngay lập tức để không làm mòn men răng.

Kiểm tra răng miệng định kỳ: Bà bầu nên thăm khám nha khoa ít nhất một lần trong suốt thai kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng.

Hạn chế nhổ răng và các thủ thuật nha khoa phức tạp: Trừ khi thật sự cần thiết và được bác sĩ khuyến cáo thì bà bầu mới nên thực hiện các thủ thuật nha khoa phức tạp như nhổ răng, đặc biệt trong ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ.

Trên đây là nội dung của bài viết “có bầu nhổ răng được không?”. Nha khoa Mạnh Chiến hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp các mẹ bầu có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thời gian mang thai. Nếu bạn đang có bầu và đang có vấn đề răng miệng cần chữa trị. hãy liên lạc với chúng tôi theo số hotline: 0974.828.567 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Mạnh Chiến Lạng Sơn: Số 198 Lê Hồng Phong, phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn để được bác sĩ tư vấn và thăm khám miễn phí!