Liệu niềng răng có phải nhổ răng không?

1. Niềng răng có phải nhổ răng không?

Niềng răng là phương pháp bác sĩ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để nắn chỉnh lại hàm răng, giúp các răng về đúng vị trí tiêu chuẩn. Tại Nha khoa Mạnh Chiến, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi từ khách hàng như: “Niềng răng có phải nhổ răng không?”. Câu trả lời là hoặc không, phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người.

Những trường hợp cần nhổ răng khi niềng răng:

  • Răng bị hô, móm nặng: Nhổ răng để tạo khoảng trống, giúp dịch chuyển các răng khác về đúng vị trí, đảm bảo hàm răng đều và khớp cắn chuẩn.
  • Răng khấp khểnh, chen chúc: Nếu răng bị chen chúc hoặc lệch lạc nhiều, nhổ bớt răng là cần thiết để có không gian cho các răng dịch chuyển trong quá trình niềng.
  • Lệch khớp cắn: Khi răng hai hàm không khớp nhau, sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Bác sĩ sẽ nhổ một số răng để đảm bảo khớp cắn chuẩn sau niềng.

2. Nhổ răng để niềng ảnh hưởng gì?

Nhiều người lo lắng việc nhổ răng khi niềng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng hay không. Theo các bác sĩ tại Nha khoa Mạnh Chiến, việc nhổ răng khi niềng thực tế không gây ảnh hưởng tiêu cực, mà ngược lại còn giúp tăng hiệu quả của quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi:

  • Bác sĩ đã cân nhắc kỹ lưỡng về sức khỏe răng miệng và hiệu quả niềng răng.
  • Nhổ răng chỉ được thực hiện khi không còn phương pháp khắc phục nào khác.
  • Quy trình nhổ răng được thực hiện khoa học và an toàn tuyệt đối.
  • Phác đồ chỉnh nha được xây dựng phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
  • Bác sĩ theo dõi sát sao và có phương án xử lý kịp thời nếu có bất thường sau khi nhổ răng.

3. Các răng thường được chỉ định nhổ khi niềng răng

Ngoài câu hỏi “Niềng răng có phải nhổ răng không?”, nhiều người cũng quan tâm đến việc sẽ phải nhổ những chiếc răng nào khi niềng. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ các răng sau:

  • Răng số 4: Đây là răng nằm giữa cung hàm, không giữ vai trò quan trọng, thường được nhổ trong các trường hợp răng mọc chen lấn hoặc bị móm.
  • Răng số 5: Răng này cũng không giữ vai trò quan trọng, thường được nhổ để tạo khoảng trống cho việc niềng răng.
  • Răng số 8 (răng khôn): Răng khôn thường mọc lệch, gây ảnh hưởng đến các răng khác và biến chứng viêm nhiễm, do đó được khuyến cáo nhổ trước khi niềng.

4. Trường hợp nào không cần nhổ răng khi niềng?

Thực tế, có những trường hợp không cần nhổ răng khi niềng, tùy thuộc vào kết quả chụp X-quang và chẩn đoán của bác sĩ. Các trường hợp không cần nhổ răng gồm:

  • Răng thưa: Khi răng có đủ khoảng trống để dịch chuyển, không cần nhổ răng.
  • Răng hô, móm nhẹ: Nếu răng hô, móm nhẹ và cung hàm đủ khoảng trống, không cần nhổ răng trước khi niềng.
  • Vòm răng bị cụp: Trong trường hợp này, việc niềng chủ yếu nhằm kéo cung răng cân đối với cung hàm mà không cần nhổ răng.
  • Trẻ em trong độ tuổi “vàng” niềng răng: Với trẻ em, răng và hàm vẫn đang phát triển nên không cần nhổ răng khi niềng, đặc biệt trong độ tuổi “vàng” cho việc nắn chỉnh răng.

5. Nên niềng răng ở đâu tốt, hiệu quả và an toàn

Dù niềng răng có nhổ răng hay không, bạn nên chọn Nha khoa Mạnh Chiến – nơi có đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại. Niềng răng là kỹ thuật phức tạp, do đó, việc lựa chọn nha khoa uy tín là điều rất quan trọng để đảm bảo kết quả tốt nhất.

📍 Địa chỉ: 198 Lê Hồng Phong, P. Tam Thanh, TP. Lạng Sơn
📞 Hotline: 0822.251.234 – 0974.828.567